Là một học sinh,
là một thế hệ trẻ của đất nước, đang được ngày ngày hưởng thụ, tiếp thu những
văn hóa của nhà trường, của cả những sự tiếp xúc, giao lưu với sự phân hóa
trong xã hội trong quãng thời gian dài, họ đang dường như bị cuốn theo, nhưng
nên biết cách thông minh làm thế nào để dung hòa, phân biệt cái nào tốt, cái
nào không nên để ta theo đuổi đến một hình tượng hoàn thiện,con người chuẩn mực
hơn.
Như chúng ta cùng
thống nhất với nhau rằng, việc đánh giá con người là một thang điểm nhiều nấc
nhưng đầu bảng luôn là lời ăn, tiếng nói, ngoại hình thể hiện trước mắt đã.
Chính lời ăn, tiếng nói là bước đầu để xem người ta có văn hóa, có lịch sự, văn
minh không, có khiến cho người ta có cảm tình, muốn tiếp xúc lần nữa hay không.
Đặc biệt là với người học sinh, họ cũng có chuẩn mực về cả đạo đức, một người
học sinh văn hóa, giỏi giang, chăm ngoan, gương mẫu, thanh lịch chính là hình
tượng lý tưởng của chính bản thân mỗi người học trò, những người làm cha, làm
mẹ, những người thầy cô và toàn xã hội hướng đến.
Ở họ, nào có khái niệm nói tục chửi bậy, nào có xưng hô, thái độ
vô lễ với người lớn, tự chủ bản thân để không thể hiện những trong chính đầu óc
non nớt kia những suy nghĩ bậy bạ sai trái dù cho hoàn cảnh xung quanh có khắc
nghiệt đến cỡ nào.
Mỗi mối quan hệ xung quanh họ, không đòi hỏi họ phải quá thiên
biến vạn hóa bản thân để ứng xử, nhưng cũng là lúc họ cần giữ thái độ, giao
tiếp với từng đối tượng từ giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi
giao tiếp với gia đình, bạn bè, người lạ cần thể hiện sao cho phù hợp, nhưng
luôn nêu ý thức của một con người có học, có giáo dục lên hàng đầu.
Ta có thể thấy một vấn đề còn tồn tại là những ngôn từ tiếng việt
vốn đã có nền lịch sử lâu đời, đã là một thứ quốc ngữ đầy tự hào của dân tộc,
nó đồng hành với biết bao nhiêu thế hệ, giờ đây khi xã hội bước vào nền hội
nhập, công nghệ thông tin đã xuất hiện trong cộng đồng người trẻ những ngôn ngữ
tuổi teen, khó mà hiểu được nếu không được dịch bởi chính họ, sự viết tắt là
không kể hết. Nó là một sự tiếp thu không tích cực chút nào, nó ảnh hưởng như
một thói xấu không thể đảm bảo những yêu cầu của người chủ tương lai sau này.
Người ta nói “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”, nhưng không, vẫn còn những
thế hệ trẻ sinh hoạt tùy tiện, không biết chắt lọc những cái tốt, cái đẹp…từ
internet đến các ấn phẩm, phim ảnh…đã khiến cho giới trẻ đang ngày một mất đi
nét văn minh thanh lịch.
Vậy nên, việc ý thức của chúng ta là rất quan trọng, ta được học
những điều tốt, ta nên trân trọng. Trong những trang văn học và lịch sử của nước
ta cũng chứa đầy tính nhân văn, tình yêu thương và cả sức mạnh của dân tộc,
chứa đựng những lối sống, lẽ sống, đạo đức…mà chúng ta cần học hỏi… chắt lọc đi
những cái lỗi thời, lạc hậu để chúng ta phát triển đúng hướng, làm một con
người chân chính, có ích, có văn hóa. Chắc có lẽ chẳng ai có thể quên được bài
học như “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “đi thưa về gửi” là cả một quá trình rèn
luyện tích cực,…Có thể nói mỗi lời ăn tiếng nói phát ra là không thể sửa được,
phải cân nhắc “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Phong cách sống của một học
sinh cần phải có tấm lòng, phải biết yêu thương đồng loại, kính trọng cha mẹ,
thầy cô, lễ độ trong giao tiếp….Chắc hẳn ta đã nghe câu nổi tiếng có dạy rằng
cần: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, nuôi dưỡng sự ham học hỏi và có ý thức
phấn đấu, biết tiếp thu ý kiến để sửa chữa có lẽ chính những thế hệ học sinh
ngày nay sẽ chạm tay dần đến những giá trị của sự văn minh, lịch sự tinh hoa
của nhân loại.
Từ trong đời thường, trong chính cách ăn uống, giao tiếp, đến khi
ra đường, hay ăn uống,…trong một xã hội ngày càng phức tạp như hiện nay, chỉ
cần từ hành động nhỏ của ta đều đọng lại trong mọi người sự quý mến, một lời
đánh giá, một lời khen đã giúp tôn vinh cái giá trị của bản thân, mà cũng chính
là lúc thêm rạng danh, làm tự hào thêm cho gia đình.
Chúng ta đều có cách lựa chọn để phát triển bản thân mình từng
ngày, đặc biệt mỗi người học sinh cần thể hiện được sao cho phù hợp với bản
thân, với kì vọng của xã hội. Có thể nói việc giáo dục lời ăn,tiếng nói là
chuyện không phải công việc riêng của mỗi cá nhân nào, mà nó là nhiệm vụ của
toàn xã hội, đều cùng đáp ứng và tạo nên một thế hệ học sinh vừa áp dụng được
tài vừa áp dụng được đạo đức để đưa xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện
đại hơn.